Từ thảm cảnh bầy linh dương nghĩ về bài học đắt giá khi mù quáng theo đám đông
Tin liên quan
Vào ngày 23/10/2010, thảm trạng hơn 270 con linh dương đã được tìm thấy tại hẻm núi Grand Canyon ở Nam Phi. Những con linh dương này bị rơi từ trên đỉnh hẻm núi xuống, không con nào sống sót.
Sau khi điều tra, không có dấu hiệu nào của việc bị những con vật khác đuổi theo. Nhưng nếu là ngẫu nhiên rơi xuống thì một hai con ngã xuống còn có thể lý giải được chứ hơn 270 con đều rơi xuống chết dưới vực sâu thì không thể giải thích nổi.
Lẽ nào hàng trăm con linh dương lại thực hiện việc tự kết liễu tập thể? Nhưng tại sao chúng phải làm thế? Hơn nữa, chưa ai từng nghe thấy loài linh dương có tập tính như vậy.
Ảnh minh họa.
Sự việc này dấy lên suy đoán khắp nơi, thu hút sự chú ý của giáo sư Bella, nhà động vật học tại Cape.
Giáo sư Bella đã tham gia nghiên cứu động vật học hơn 30 năm, sau khi đọc báo cáo, ông cũng cảm thấy khó hiểu trước hiện tượng này. Để tìm ra sự thật, ông lập tức quyết định đến nơi xảy ra sự việc để điều tra, với nhằm tiết lộ sự thật dẫn đến cái chết của những con linh dương này.
Sự xuất hiện của Giáo sư Bella đã được tổ chức bảo vệ động vật địa phương chào đón nồng nhiệt. Ngoài việc tiếp đón nhiệt tình, họ còn bố trí hai nhân viên trợ lý giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cuộc điều tra nghiên cứu của ông.
Đầu tiên, Giáo sư Bella kiểm tra xác linh dương đã được bảo quản lạnh. Sau đó, ông cùng với trợ lý của mình đến hẻm núi nơi đàn linh dương rơi xuống quan sát địa thế ở đó. Ông xuống dưới đáy vực xem xét rồi lại để cho trợ lý dẫn lên đỉnh hẻm quan sát địa thế.
Khi lên đỉnh hẻm núi, giáo sư Bella quan sát kỹ và nhận thấy phía trên hẻm núi có một khoảng đất trống rộng lớn, ông nhận thấy có một số cây cỏ cao nửa mét mọc ở rìa hẻm, ông lùi lại để quan sát và đã chụp ảnh từ nhiều góc độ khác nhau.
Sau khi mọi việc xong xuôi mà chưa có ra manh mối, ông lại yêu cầu kiểm tra những con linh dương một lần nữa. Hơn một giờ đồng hồ xem xét, cuối cùng mắt ông dừng lại trên một con linh dương lớn cường tráng rắn chắc, và xác định nó là con linh dương đầu đàn.
Thông thường con đầu đàn sẽ dẫn cả đàn thú đi theo, giáo sư yêu cầu nhân viên trợ lý đưa con linh dương này đến phòng thí nghiệm để kiểm tra thị lực của nó.
Một ngày sau, kết quả giám định được đưa ra, báo cáo cho thấy, khi con linh dương này còn sống, nó mắc bệnh về mắt rất nghiêm trọng, gần như bị mù một nửa.
Sau khi đọc báo cáo, giáo sư Bella gật đầu hài lòng và nói: “Có vẻ như suy đoán của tôi là đúng. Giờ đây, bí ẩn về nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh của đàn linh dương đã được hé lộ”.
Tại buổi họp báo sau đó, Giáo sư Bella đã báo cáo với mọi người kết quả nghiên cứu của mình. Hóa ra loài linh dương này có tập tính di cư vào mùa thu hàng năm. Cuộc di cư được thực hiện theo đàn, mỗi đàn có một con dẫn đầu, lớn nhất trong đàn. Con đầu đàn này dẫn đường và những con còn lại sẽ đi sau nó.
Qua kiểm tra phát hiện con linh dương đầu đàn này đang bị bệnh về mắt, khi cùng đàn chạy ra bãi đất trống phía trên hẻm núi Grand Canyon, do ven hẻm núi có một số cỏ cao đến nửa mét nên nó được không thấy rằng phía trước là một vực thẳm rộng lớn, nó lao tới và rơi khỏi vách đá.
Giáo sư Bella nói: "Bây giờ có một vấn đề, đó là những con linh dương khác không bị bệnh về mắt nên có thể phát hiện ra rằng phía trước có vách đá, tại sao chúng cũng bị rơi xuống? Bởi vì loài linh dương có một tập tính, lấy con đầu đàn làm chuẩn, con đầu đàn đi như thế nào thì những con còn lại sẽ đi như vậy, dần dần tạo thành tâm lý ỷ lại và mất đi năng lực phán đoán, cho nên chúng mới lần lượt nhảy xuống vực sâu theo con đầu đàn”.
Giáo sư Bella kết luận bằng câu nói: "Đây thực sự là một bi kịch của việc chạy theo đám đông một cách mù quáng”.
Bài học rút ra
Ảnh minh họa.
Bầy đàn có tính rất tản mạn, bình thường khi ở bên nhau, động vật thường xuyên chen lấn, xô đẩy, nhưng khi “con đầu đàn” hành động, các “con khác” cũng không suy nghĩ mà hùa theo ngay, bất chấp phía trước có thể có nguy hiểm đang rình rập. Chính vì vậy, “hiệu ứng bầy đàn” là thuật ngữ được dùng để chỉ tâm lý hùa theo đám đông, tâm lý đám đông rất dễ dấn đến mù quáng khiến người ta bị rơi vào những trò lùa bịp hoặc gặp thất bại.
Trên đây là lời giải đáp cho bi kịch của đàn linh dương, nhưng nó cũng là bài học cảnh tỉnh cho con người, không phải số đông lúc nào cũng đúng. Chúng ta không được ỷ lại dựa theo người khác mà cần có phân tích, phán đoán của chính mình.
Nếu không thể giải thích lí do cho sự lựa chọn của chính mình, hay nếu lí do đó chỉ là “Mọi người ai cũng chọn thế”, có nghĩa bạn đang quá xem thường bản thân, bạn tự cho mình núp dưới cái bóng của những người khác.
Giống như việc bạn biết rõ lối đi của con đường A, nhưng nghiệt ngã rằng có quá nhiều người đi vào đường B và thế là bạn cũng rẽ vào hướng đó mặc dù không biết tại sao, cũng chả biết sẽ phải đi thế nào, bạn cứ phải đi theo họ, làm theo hướng dẫn của họ và chắc chắn không bao giờ trở thành người dẫn đường được.
Đi ngược lại tư duy số đông có thể là một việc khó khăn, như việc bạn là một nhà kinh doanh đi ngược lại truyền thống của công ty hay một đứa trẻ vị thành niên bỏ ngoài tai những trào lưu đang thịnh hành của giới trẻ bây giờ.
Hãy nhớ câu: “Họ cười tôi vì tôi quá khác biệt, tôi cười họ vì họ quá giống nhau” và dũng cảm thực hiện điều mình ấp ủ, bạn sẽ đạt được những điều mình mong muốn.
Theo GDVN
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất