Nhặt được chiếc ví đánh rơi, cậu bé nghèo chỉ nói một câu cũng đủ khiến người giàu xấu hổ
Tin liên quan
Vào những năm 90 của thế kỷ 20, có lần Behring đi ngang qua vùng vịnh San Francisco thì bất ngờ phát hiện chiếc ví của ông đã rơi mất từ lúc nào.
Người trợ lý lo lắng: “Có lẽ chiếc ví của ngài đã bị mất khi đi bộ qua khu ổ chuột ở Berkeley sáng nay. Chúng ta phải làm sao đây?”.
Behring bất lực nói: “Chúng ta chỉ còn cách chờ người nhặt được ví liên lạc với tôi”.
Hai giờ đồng hồ sau, người trợ lý thất vọng: “Tôi nghĩ ngài đừng đợi thêm nữa. Chúng ta không thể hy vọng vào những người ở khu ở chuột đó được”.
“Không, tôi muốn chờ xem”, Behring bình tĩnh đáp.
Người trợ lý lại thắc mắc: “Trong ví ngài đã có danh thiếp, người tìm được muốn trả lại cũng chỉ mất vài phút để gọi điện thoại. Nhưng chúng ta đã đợi cả buổi chiều, rõ ràng là họ không muốn trả lại”.
Behring bất ngờ phát hiện chiếc ví của mình đã rơi mất khi đi ngang qua vùng vịnh San Francisco.
Behring vẫn khăng khăng chờ đợi. Khi trời tối dần, chuông điện thoại đột ngột vang lên. Chính người nhặt được ví đã gọi điện và bảo ông tới nhận lại ví tại một địa điểm ở phố Kata.
Người trợ lý nghi hoặc: “Chẳng lẽ đây là một cái bẫy? Biết đâu bọn họ muốn đánh úp ngài hoặc tống tiền?”.
Behring phớt lờ và lái xe đến điểm Kata ngay lập tức. Khi tới nơi, họ gặp một cậu bé mặc quần áo rách rưới và thứ cậu ta đang cầm trong tay chính là chiếc ví mà Behring đã đánh mất. Người trợ lý lấy chiếc ví và kiểm tra, tiền trong ví vẫn đầy đủ nguyên vẹn.
“Tôi có một yêu cầu”, cậu bé ngập ngừng, “Các ông có thể cho cháu một ít tiền không?”.
Lúc này người trợ lý bật cười ra chừng đã hiểu: “Tôi biết rồi”. Nhưng Behring đã ngắt lời người trợ lý và mỉm cười hỏi cậu bé muốn bao nhiêu tiền.
“Cháu chỉ cần 1 đô la là đủ”, cậu bé xấu hổ nói. “Cháu đã mất một thời gian dài để tìm được nơi có điện thoại công cộng, nhưng cháu không mang theo tiền nên đã phải vay 1 đô la của người lạ để gọi cho ông. Bây giờ cháu cần trả nợ cho họ”.
Nhìn vào đôi mắt trong veo của cậu bé nghèo, người trợ lý ban nãy cúi đầu xấu hổ. Behring hào hứng ôm cậu một cái ôm chặt. Ngay lập tức, ông thay đổi kế hoạch từ thiện trước đó của mình và đầu tư vào việc xây dựng một số trường học ở Berkeley, đặc biệt là thu nhận trẻ em ở các khu ô chuột không có tiền đi học.
Nhặt được một chiếc ví rất nhiều tiền nhưng chỉ cần 1 đô la để trả tiền điện thoại, cậu bé ấy không hề tham lam mà đầy lòng tự trọng.
Tại lễ khai giảng, Behring đã phát biểu: “Đừng vội đánh giá về người khác qua vẻ bề ngoài. Bạn cần dành cho chính mình cơ hội để nhìn ra một trái tim trong sáng và nhân hậu. Một trái tim lương thiện, tử tế là xứng đáng để chúng tôi đầu tư”.
Ngẫm:
Cậu bé nghèo trong câu chuyện của Behring đã khiến cho người trợ lý cũng như nhiều người đọc câu chuyện phải nhận ra một điều rằng, nghèo khó không phải là nguyên nhân dẫn đến việc mờ mắt trước đồng tiền hay lương tâm bị bán rẻ. Nhặt được một chiếc ví rất nhiều tiền nhưng chỉ cần 1 đô la để trả tiền điện thoại, cậu bé ấy không hề tham lam mà đầy lòng tự trọng.
Sự tử tế và lương thiện của cậu bé nghèo đã giúp ta hiểu ra, sự thiếu thốn vật chất không bao giờ là rào cản nếu như chúng ta muốn tu dưỡng một tâm hồn giàu có. Không chỉ vậy, vẻ bề ngoài sẽ không thể hiện được toàn bộ tính cách hay nhân phẩm của một người. Đừng vội buông lời đánh giá người khác chỉ qua vẻ bề ngoài, bạn nhé!
VC/Theo Visiontimes
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất