Cẩn trọng khi cài đặt ứng dụng trên smartphone
2014-07-28 11:03
- (Em đẹp) - Nhiều cuộc điều tra cho thấy các phần mềm thu thập thông tin người dùng bất hợp pháp ngày càng phổ biến.
Tin liên quan
Trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay, hầu như ai cũng có thể sở hữu bên mình một chiếc smartphone nhỏ bé nhưng đầy tiện ích. Không chỉ sở hữu tính năng nghe gọi thông thường vốn có của điện thoại, smartphone như một chiếc máy tính nhỏ mà bạn có thể mang theo tới mọi nơi, lướt web, đăng nhập kiểm tra thông tin, trả tiền… Bên cạnh những tiện ích mà nó mang lại, người dùng smartphone thi thoảng cũng sẽ phải bất ngờ, vì những “tai họa” trên trời rơi xuống, hay đơn giản là bực mình vì thông tin cá nhân của mình bị tiết lộ ra bên ngoài.
Nhiều cuộc điều tra cho thấy các phần mềm thu thập thông tin người dùng bất hợp pháp ngày càng phổ biến, những phần mềm này tự động lấy thông tin mà người sử dụng không hề hay biết, hoặc không hiểu được mức nguy hại của nó.
(Ảnh minh họa)
“Không tra cứu thì không biết, tra cứu xong thì giật mình kinh ngạc, không thể ngờ được là điện thoại của mình có tới 8 phần mềm có thể gọi điện thoại, 9 phần mềm có thể gửi tin nhắn, 42 phần mềm có thể gửi các tin nhắn hình ảnh, 18 phần mềm khác có thể ghi âm, 10 phần mềm lấy danh bạ, 6 phần mềm khởi động bluetooth...” người dùng smartphone đã phải thốt lên sự thật kinh hoàng này. Tại Việt Nam, người dùng smartphone cũng phải giật mình khi điều tra về phần mềm Ptracker (phần mềm giám sát) được công bố, nhất cử nhất động của người dùng đều được tiết lộ ra bên ngoài.
Người dùng smartphone với hệ điều hành Android thường xuyên gặp phải tình trạng như vậy, khi tải về các ứng dụng, người dùng thường xuyên được hỏi “Có cho phép chương trình tiếp nhận thông tin cá nhân, hòm mail điện tử, vị trí hiện tại... của bạn không?” Nếu như người dùng từ chối, phần mềm sẽ rất khó có thể cài đặt vào điện thoại, hoặc sau cài đặt thường xuyên gặp vấn đề và yêu cầu hoàn thành thông tin. Theo thông tin của hãng bảo mật Trend Micro, trên tổng số 50 ứng dụng miễn phí trên kho ứng dụng Google Play Store được đem đi tìm kiếm các phiên bản giả mạo thì phát hiện ra các phiên bản giả mạo chiếm tới 77% các ứng dụng. Các ứng dụng giả mạo này thường được tạo vỏ bọc trông giống như một phiên bản chính thống và có các chức năng tương tự nhưng mang thêm mã độc nguy hiểm.
Càng ngày càng có nhiều phần mềm miễn phí cung cấp cho smartphone, đặc biệt là các ứng dụng dùng để tán gẫu. Những ứng dụng này dễ dàng cung cấp thông tin nội dung hội thoại, ảnh, vị trí người dùng cho người khác, hay chỉ đơn giản sau một cái “lắc” tất cả mọi thông tin về bạn đã đưuọc hiện ra. Một ví dụ đơn giản là phần mềm định vị GPS, GPS giúp bạn giải quyết được khá nhiều phiền toái khi đang lạc đường, cần tra cứu bản đồ, nhưng ngược lại, nó cũng đã “tố cáo” chính xác vị trí mà bạn đang đứng. Nhiều phần mềm mới với chức năng giám sát sẽ theo dõi vị trí, lai lịch tin nhắn, lai lịch cuộc gọi, lai lịch các trang web đã truy nhập trên máy điện thoại của người sử dụng, báo cáo địa điểm làm việc qua hình ảnh, định vị vị trí, ghi âm, video...Ngoài ra, các ứng dụng “xấu” cũng sẽ có đủ các chiêu trò để bạn tự giác cung cấp thông tin cá nhân như “đăng ký thông báo bằng email để có nhiều ưu đãi, nâng cấp phần mềm, nhận thông tin quảng cáo về...”, chỉ qua một vài lần nhấn nút “ok” thôi, thông tin cá nhân của bạn đã được lưu lại và sẵn sàng được bán ra bên ngoài. Có thể bạn nghĩ rằng, mình chỉ cung cấp thông tin cá nhân của mình cho đơn vị được tin tưởng thôi, nhưng thử nghĩ mà xem, nếu như đơn vị đó bị hack trang web hoặc gặp vấn đề khác thì sao? Thông tin của bạn cũng theo đó mà lọt ra ngoài một cách nhanh chóng và bị lợi dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ngay cả các trò chơi trên điện thoại cũng có những gợi ý như đăng nhập để mua bán, tăng level…
Các phần mềm tán gẫu được sử dụng nhiều nhất
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Thêm vào đó, nhiều ứng dụng sau khi giải nén sẽ có hàng loạt các phần ứng dụng thêm vào được cài đặt vào máy người dùng, người dùng buộc phải để ý để xóa đi những ứng dụng không cần thiết, hoặc chọn chính xác các hạng mục phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Việc đọc các điều khoản trước khi cài đặt là cần thiết, đừng nên ấn “tiếp theo” hoặc “ok” liên tục, nếu như cảm thấy nó không an toàn, người dùng nên dừng cài đặt.
Theo các chuyên gia trong ngành công nghiệp, phần lớn các sản phẩm miễn phí cài đặt cho người dùng đều là các ứng dụng muốn lấy thông tin cá nhân, phần mềm mới đang cần sự hồi đáp của khách hàng, ứng dụng chạy thử… Với tâm lý thu phí thì ít người sử dụng, chủ sở hữu các ứng dụng này đành miễn phí cung cấp cho người dùng, sử dụng thông tin cá nhân của người dùng vào mục đích kiếm lời khác hoặc gửi thông tin quảng cáo, thông tin liên quan đến sở thích cá nhân của người dùng để mời gọi mua bán…Tình trạng thông tin cá nhân người sử dụng điện thoại dễ dàng bị tiết lộ ra ngoài trong nhiều trường hợp gây ra tổn thất về tinh thần (gọi điện quảng cáo liên tục, quấy rối...) và tài sản (lừa gạt tài sản bằng nhiều phương pháp).
Tốt nhất, người dùng smartphone hãy lên trang web chính thức để tải các ứng dụng; hạn chế cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân trên mạng, ứng dụng; chỉ sử dụng các phần mềm bảo vệ, diệt virus được tin tưởng.
Tuyết Trang
(Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
10 set đồ tông màu be khiến công cuộc mặc đẹp của bạn trong những ngày lạnh sẽ trở nên 'dễ như ăn kẹo'