Xăng tăng, mọi thứ đều tăng mà lương vẫn thế, làm gì để cuộc sống dễ thở hơn?

Xăng tăng, mọi thứ đều tăng mà lương vẫn thế, làm gì để cuộc sống dễ thở hơn?

I Am NGA 2022-03-24 22:55
- Hết dịch bệnh, vật giá lại leo thang khiến nhiều người chóng mặt với mức lương eo hẹp của mình.

Chỉ trong một thời gian ngắn mà nhiều mặt hàng đã tăng giá

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 2/2022 đã tăng 1% so với tháng trước, tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, so với cùng kỳ năm trước, có 8 nhóm tăng giá và 3 nhóm giảm giá. Nhóm giao thông tăng cao nhất với mức tăng 15,46%, trong đó giá xăng dầu tăng 47,07%. Các nhóm hàng thiết bị, đồ gia dụng, nhà ở, vật liệu xây dựng, hàng hóa và dịch vụ khác… đều tăng giá. Chỉ có 3 nhóm giảm giá là giáo dục (do một số tỉnh, thành miễn giảm học phí trong đại dịch), bưu chính viễn thông (do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm), hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm (do thịt lợn giảm 21,75%). Lạm phát cơ bản tháng 2/2022 tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 0,68% so với cùng kỳ năm trước.

Xăng tăng, mọi thứ đều tăng mà lương vẫn thế, làm gì để cuộc sống dễ thở hơn?

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Như vậy, chỉ trong một khoảng giời gian không quá dài mà vật giá đã leo thang, trong khi mức tăng của đồng lương không thể đuổi kịp tốc độ tăng của giá cả thị trường. Vậy người lao động phải làm gì để cuộc sống dễ thở hơn một chút?

Tất cả đều gói gọn trong bốn điều căn bản: chi tiêu, kiếm tiền, tiết kiệm và đầu tư.

Bạn nên cập nhật kiến thức quản lý tiền bạc

Số đông chúng ta không được đào tạo một cách bài bản về tài chính cá nhân, trừ những người theo học chuyên ngành tài chính. Vì thế chúng ta thường tiêu tiền cảm tính, dễ mắc bẫy sale và việc quản lý đồng tiền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân hay những gì được truyền đạt lại từ gia đình, bạn bè.

Thật sự, kiếm tiền đã khó, việc giữ được đồng tiền mình kiếm được và làm sao để nó sinh lời lại càng khó hơn. Nếu bạn chưa từng biết đến khái niệm “tài chính cá nhân”, tốt nhất là bạn nên cập nhật một số kiến thức cơ bản về việc nên quản lý đồng tiền thế nào, từ việc lập ngân sách hàng tháng, nên tiết kiệm bao nhiêu, đầu tư thế nào cho hiệu quả.

Xăng tăng, mọi thứ đều tăng mà lương vẫn thế, làm gì để cuộc sống dễ thở hơn?

Bạn có thể học những kiến thức này trong sách hoặc qua những video trên YouTube, những vài viết chất lượng trên các trang blog uy tín. Hiện nay, những kiến thức về quản lý tài chính cá nhân đều được chia sẻ rộng rãi, dễ tiếp cận và hoàn toàn miễn phí. Bạn cần chọn lọc những nội dung bổ ích, phù hợp với mình. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể học những khóa học tính phí, đây cũng được coi là khoản đầu tư cho chính bản thân mình.

Vật giá leo thang là động lực để chúng ta xem xét lại việc chi tiêu và tiết kiệm

Nhu cầu tiêu dùng của chúng ta cũng tăng lên tương ứng với số tiền kiếm được, đây gọi là lạm phát lối sống. Khi bạn kiếm được ít tiền, bạn có thể ăn uống đạm bạc, quần áo giản dị, đi một chiếc xe tầm tầm. Nhưng khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn không chỉ muốn ăn no mà phải ăn ngon, quần áo cũng phải đẹp và muốn đổi chiếc xe sang hơn. Nếu không lập ra một kế hoạch chi tiêu cụ thể và mục tiêu tiết kiệm rõ ràng thì bạn càng dễ tiêu hết số tiền mình kiếm được.

Nếu bạn đã thất bại nhiều lần trong việc quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền thì có lẽ bạn chưa có động lực đủ mạnh. Vậy nên khi mọi thứ đều tăng giá mà đồng lương chưa tăng theo lại là thời điểm phù hợp để chúng ta xem lại nhu cầu tiêu xài của mình.

Xăng tăng, mọi thứ đều tăng mà lương vẫn thế, làm gì để cuộc sống dễ thở hơn?

Đây là lúc bạn có thể tìm hiểu về lối sống tối giản

Thử một lần dọn nhà xem bạn có bao nhiêu món đồ mà đã lâu bạn không dùng đến? Có bao nhiêu món đồ bạn mua chỉ vì hứng thú nhất thời rồi bỏ xó? Có lẽ bạn đã nghe đến lối sống tối giản nhưng nghĩ nó quá khó để áp dụng vì mình không thể chịu được cảnh thiếu thốn. Thực ra nguyên tắc của lối sống tối giản chỉ là bỏ bớt những thứ không cần thiết và chỉ giữ lại những gì thật sự quan trọng. Với lối sống tối giản, bạn có thể cho ra đi phần lớn đồ đạc mà vẫn cảm thấy mình đủ. Khi ấy, bạn không chỉ có một căn nhà thoáng đãng, tâm trí nhẹ nhõm mà còn tiết kiệm được một số tiền kha khá nữa đấy.

Có cách nào để tăng thêm thu nhập không?

Tất nhiên, chỉ “thắt lưng buộc bụng” thôi là chưa đủ, chúng ta cần phải tìm cách tăng thu nhập của mình. Ngày nay ít ai chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất, đây là điều hết sức nguy hiểm với sức khỏe tài chính của bạn. Ngoài thời gian dành cho công việc chính, bạn cũng có thể tìm cách tăng thu nhập bằng cách nhận việc làm thêm hoặc kinh doanh tự do. Càng tối ưu các nguồn thu bao nhiêu, bạn càng hạn chế rủi ro bấy nhiêu, nhất là trong bối cảnh đại dịch, nhiều người đã thấm cảnh mất việc, giảm lương.

Xăng tăng, mọi thứ đều tăng mà lương vẫn thế, làm gì để cuộc sống dễ thở hơn?

Tiết kiệm để làm gì và bao nhiêu là đủ?

Chúng ta đều đã nghe nói đến vai trò của tiền tiết kiệm nhưng lại không mấy khi làm rõ những câu hỏi tiết kiệm để làm gì và bao nhiêu là đủ? Theo các chuyên gia tài chính, bạn nên có hai khoản tiết kiệm tách bạch rõ ràng là quỹ khẩn cấp (Emergency fund) và quỹ chìm (Sinking fund). Quỹ khẩn cấp được dùng cho những nhu cầu khẩn cấp như ốm đau, tai nạn, mất việc. Quỹ chìm dùng cho những nhu cầu phát sinh nhưng không khẩn cấp bao gồm ma chay, cưới hỏi, thăm ốm, mua đồ, đi du lịch… Hạn mức của mỗi quỹ bằng 3 – 6 tháng tiền tiêu dùng cơ bản của gia đình bạn. Với quỹ chìm, bạn có thể tính toán dựa trên nhu cầu thực tế. Chẳng hạn nếu bạn có ý định mua xe, đi du lịch, bạn tính toán số tiền cần có và tiết kiệm đến khi có đủ số tiền đó.

Mỗi tháng, bạn nên trích khoảng 15 – 20% thu nhập để chuyển vào tài khoản tiết kiệm. Con số này có thể tăng hoặc giảm tùy theo thu nhập thực tế của bạn nhưng không nên nhỏ hơn 10%.

Xăng tăng, mọi thứ đều tăng mà lương vẫn thế, làm gì để cuộc sống dễ thở hơn?

Cầm tiền đừng để tiền rơi

Tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng là tương đối an toàn, nhưng mức lãi nhỏ giọt đôi khi khó để bù được mức lạm phát. Nếu bạn chỉ chăm chăm tiết kiệm, cất đi một đống tiền thì dần dần đồng tiền cũng mất giá trị theo lạm phát mà thôi. Vậy nên bạn chỉ nên có một khoản tiết kiệm tiền mặt với một giới hạn nhất định, còn lại bạn nên đầu tư ở những nơi sinh lời.

Một số hình thức đầu tư có thể kể đến là chứng khoán, bất động sản, vàng, góp vốn kinh doanh, tự kinh doanh. Tuy nhiên, đầu tư là hoạt động có lãi và có lỗ, để hạn chế rủi ro thua lỗ, thậm chí mất trắng, bạn nên trang bị cho mình đủ kiến thức trước khi mang những đồng tiền bạn vất vả kiếm được để đi đầu tư nhé.

Mong rằng bạn sẽ mạnh mẽ và vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

I Am NGA

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những phản ứng kì lạ của cơ thể xảy ra khi chúng ta yêu thật lòng

Đọc nhiều nhất