Từ văn hóa làm việc 969 ở Trung Quốc, biến nhân viên thành 'Zombie' công sở: 3 câu hỏi, 5 việc làm giúp dân văn phòng làm việc hiệu quả, sáng tạo, không biết mệt!
Tin liên quan
Ngày 26/8/2021, Tòa án Nhân dân tối cao Trung Quốc ra tuyên bố lên án văn hóa làm việc 969, nghĩa là làm việc từ 9h sáng đến 9h tối suốt 6 ngày mỗi tuần. Trong tuyên bố gửi Bộ Nhân lực và An sinh xã hội, Tòa án Nhân dân tối cao Trung Quốc viết: "Gần đây, vấn đề làm việc quá giờ nghiêm trọng ở một số ngành công nghiệp đang được chú ý rộng khắp" .
Tuyên bố dẫn ra nhiều công ty trong các ngành công nghiệp đang vi phạm luật lao động, nhấn mạnh các nhân viên có quyền "nghỉ ngơi và nghỉ dưỡng", và việc "tuân thủ hệ thống giờ làm việc quốc gia là nghĩa vụ pháp lý đối với các chủ lao động".
Việc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ như mô hình 996 đã vi phạm nghiêm trọng luật về giới hạn làm thêm giờ và không đúng với pháp luật".
Mặt trái của văn hóa 969 tại Trung Quốc
Tranh cãi về văn hóa làm việc 996 ở Trung Quốc không phải là điều mới mẻ. Đơn cử như tỉ phú công nghệ Jack Ma - ''cha đẻ'' của Alibaba đã nhận về nhiều "gạch đá" sau khi gọi văn hóa 996 là một "ân huệ".
Jack Ma và nhiều ''ông trùm'' công nghệ khác lại ủng hộ văn hóa 969.
Theo đó, trong một bài blog đăng tải ngày 12/4/2019, Jack Ma lên tiếng phủ nhận tình trạng người lao động kiệt sức khi làm việc tại các công ty công nghệ. Ông nói: "Để được làm việc theo văn hoá 996 là phúc lớn".
Ông cũng kêu gọi nhân viên nên đón nhận văn hóa 996: "Nếu đã gia nhập Alibaba, bạn phải sẵn sàng làm 12 tiếng/ngày, nếu không thì đến Alibaba làm gì? Chúng tôi không cần những người chỉ muốn làm việc 8 giờ".
Không chỉ Jack Ma, nhà thành lập JD.com Lưu Cường Đông và nhiều công ty công nghệ Trung Quốc cũng đều ca ngợi hình thức “996” này.
Gần đây, giới trẻ Trung Quốc cũng bắt đầu quay lưng với văn hóa 996 bằng nhiều phong trào như "bỏ phố về quê", "nằm thẳng"… Triết lý này kêu gọi mọi người ngó lơ những áp lực xã hội khiến họ phải miệt mài cày cuốc để kết hôn, sinh con hay mua nhà.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 khiến thị trường việc làm ngày càng khắc nghiệt, những nhân viên - đặc biệt là người trẻ phải làm thêm giờ để chứng tỏ giá trị bản thân.
Trong khi cuộc tranh luận về văn hóa 996 vẫn chưa ngã ngũ, nhiều nhân viên cho biết sẵn sàng làm thêm giờ nếu được trả lương cao, hoặc để hoàn thành khối lượng công việc nặng nhọc trong ngày hôm đó.
Một nhân viên công nghệ ở Thâm Quyến nói với SCMP: "Nếu mức lương cao thì có thể chấp nhận 996".
Còn cô Lyu, nhân viên công nghệ nói rằng, cứ mỗi nhân viên cảm thấy mệt mỏi với điều kiện làm việc, hàng chục người khác sẵn sàng thay thế vị trí của họ. "Một mặt chúng la hét rằng 996 thật kinh khủng, nhưng mặt khác lại đổ xô vào các công ty công nghệ lớn này" , cô nói, "Những người ở bên ngoài đang cố gắng vào trong và những người bên trong thì cố gắng thoát ra" .
Khó khai tử văn hóa 969
Làm sao để không bị kiệt sức vì công việc?
Có thể thấy, dù văn hóa làm việc 969 đã gây nên nhiều tổn tại về mặt tinh thần cũng như con người tại Trung Quốc, nhưng nếu không có việc làm thì cuộc sống của họ còn tồi tệ hơn. Do vậy, tẩy chay thì cứ tẩy chay, còn thực hiện được hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào lựa chọn của mỗi người.
Theo tiến sĩ Adrian Low Eng-ken, nhà tâm lý học ở Hong Kong từng tiến hành nghiên cứu về stress nơi công sở, kiệt sức nơi công sở là một dạng rối loạn năng lượng, hệ quả của việc phải chịu đựng quá nhiều stress ở nơi làm việc mà không có cơ hội nghỉ ngơi, phục hồi.
Nghiên cứu của tiến sĩ Low chia stress công sở thành 8 loại: stress thể chất, stress liên quan đến nhiệm vụ, stress vai trò, stress xã hội, stress liên quan đến lịch trình, stress liên quan đến sự nghiệp, stress liên quan đến sang chấn và stress môi trường.
Nếu phải nhận quá nhiều vai trò ở công ty (stress vai trò), gặp khó khăn với thời gian hoàn thành công việc (stress liên quan đến lịch trình) và không nghĩ rằng những gì mình đang làm là lý tưởng (stress liên quan đến sự nghiệp), bạn sẽ có nguy cơ bị kiệt sức nơi công sở.
Không được can thiệp, tình trạng này có thể dẫn đến trầm cảm, một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng.
Đừng để bản thân kiệt sức ngay tại nơi làm việc
Tháng 5/2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa hội chứng kiệt sức nơi công sở vào danh sách các vấn đề y tế cần can thiệp. Trong đó, WHO định nghĩa kiệt sức nơi công sở là stress mạn tính ở nơi làm việc, không thể quản lý và dẫn đến kiệt sức, suy nghĩ tiêu cực, hoài nghi về công việc, giảm hiệu quả chuyên môn.
Theo tiến sĩ Low, để phòng tránh hội chứng kiệt sức nơi công sở, chỉ cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc là chưa đủ. Mỗi cá nhân cần tìm thấy cảm giác được thuộc về cũng như ý nghĩa, mục đích trong công việc của mình.
Bạn cần tự đánh giá 8 loại stress ở nơi làm việc bằng cách hỏi bản thân những câu hỏi như: "Tại sao tôi lại làm nhiều việc hơn khả năng của mình", "Giá trị bản thân của tôi có phù hợp với giá trị của công ty không", "Liệu công ty tôi có coi trọng máy móc hơn các mối quan hệ không".
Bên cạnh đó, hãy thực hiện 5 việc để giảm thiểu rủi ro kiệt sức nơi công sở, bao gồm:
- Bắt đầu buổi sáng bằng một buổi thiền ngắn để kết nối với cảm xúc của bản thân và xác định mục tiêu trong ngày.
- Giờ nghỉ trưa là thời gian ăn uống và nghỉ ngơi, không nên đặt lịch làm việc. Bạn cũng không nên ăn tại bàn làm việc.
- Nếu cảm thấy quá căng thẳng trong giờ làm, hãy đứng lên và đi dạo. Thay vì kìm nén, hãy cho phép cơ thể cảm nhận cảm xúc của mình.
- Khi có mâu thuẫn cần giải quyết, đừng bước vào cuộc tranh luận với suy nghĩ áp đặt rằng đối phương rất xấu mà hãy cố gắng cởi mở, bình tĩnh lắng nghe.
- Thường xuyên hít thở sâu để kiểm soát căng thẳng.
Làm việc chăm chỉ là điều rất quan trọng nhưng chịu đựng stress suốt thời gian dài không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Do đó, hãy tìm ra ý nghĩa thật sự trong công việc mình đang làm, tận hưởng những kỳ nghỉ và tự xây dựng thú vui bên ngoài nơi làm việc.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất