Con gái đã 25 tuổi, tình không, tiền không, tương lai thì mơ hồ, phải làm sao đây?

Con gái đã 25 tuổi, tình không, tiền không, tương lai thì mơ hồ, phải làm sao đây?

2021-06-24 10:30
- Là chuyên viên tư vấn phát triển sự nghiệp, gần đây tôi nhận được một câu hỏi để lại ấn tượng sâu sắc: "Năm nay tôi đã 25 tuổi, nhưng không có bạn trai, không có tiền, sống mơ hồ không mục tiêu, tôi phải làm sao đây? Tôi cũng rất muốn cố gắng, nhưng thực sự không biết nên làm như thế nào."

Quả thực, điều đáng buồn nhất trên đời này là bạn muốn làm gì đó nhưng không biết phải làm thế nào, mà buồn hơn nữa là đến khi bạn biết phải làm thế nào rồi thì không còn thời gian nữa. 

Vậy nên, nhân lúc vẫn còn kịp, bạn bắt buộc phải thay đổi. 

1. Thời gian không đợi ai, bạn nên chọn sống một đời tích cực chủ động 

Khi cuộc đời rơi vào bế tắc, điều bạn cần làm là chủ động tìm kiếm giải pháp. 

Rất lâu trước đây, ở một thành phố nào đó, có hai cha con đang dọn dẹp khu vườn thì gặp phải tảng đá lớn vướng víu. Người cha muốn nhân cơ hội này để dạy con nên đã bảo đứa con gái mới lên bảy của mình rằng con đã lớn rồi, hãy thử tự chuyển tảng đá đó ra chỗ khác xem. 

Hiển nhiên, tảng đá quá to và nặng đối với cô bé bảy tuổi. Cô bé đã dồn hết sức để nhấc, đẩy, thậm chỉ dùng cả gậy để bẩy tảng đá đi, nhưng vẫn hoàn toàn vô ích. Cuối cùng cô gái nhỏ bỏ cuộc, cô đã cố gắng hết sức mà không thể khiến tảng đá dịch ra một chút nào. 

Sau cùng, người cha nhắc con gái của mình, không, con chưa cố gắng hết sức. Cha vẫn luôn ở bên cạnh con nhưng con đã không nhờ. 

Con gái đã 25 tuổi, tình không, tiền không, tương lai thì mơ hồ, phải làm sao đây?

Khi cảm thấy thực sự không còn cách nào để giải quyết các vấn đề của cuộc đời mình, điều bạn nên làm không phải là vùi đầu vào nỗi buồn, đã hỏng cho hỏng hẳn, bạn cần ngẩng đầu lên nhìn ra xung quanh xem có ai có thể giúp đỡ bạn không. 

Đôi lúc chúng ta hiểu lầm rằng cố gắng hết sức là dốc hết sức lực vào việc gì đó, nhưng trên thực tế, việc nỗ lực bao gồm cả khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ, tận dụng mọi tài nguyên có thể tận dụng được. Đừng mù quáng dồn sức vào những việc vô ích rồi tuyệt vọng oán trách, đó thực ra là một lối sống rất ì trệ. 

Bạn sống tích cực thì đời mới trả lại cho bạn cuộc sống tích cực. 

2. Tại sao nhiều người không thể sống tích cực chủ động? 

Thời gian không đợi ai cả, đừng bỏ mặc cuộc sống của chính bạn, đừng để bị đánh bại dễ dàng như thế. Chỉ khi bạn tận dụng hết khả năng của mình và mọi cơ hội mong manh nhất xung quanh mình, bạn mới có thể nói rằng bạn đã cố gắng hết sức. 

Mà trong trường hợp ấy, rất hiếm khi bạn không nhận lại được bất kỳ sự hồi đáp nào. 

Thực ra hầu hết mọi người đều biết thế, nhưng không phải ai cũng làm. 

Tại sao vậy? 

Bởi vì họ thiếu tư duy tích cực và khả năng giải quyết vấn đề. 

Lối tư duy là thứ có thể luyện tập. Nếu bạn cứ bi quan suy sụp, suốt ngày hướng mọi chuyện vào ngõ cụt thì đương nhiên cuộc sống của bạn cũng bế tắc theo. Phương thức giải quyết chỉ xuất hiện khi bạn chủ động, tích cực, suy xét vấn đề một cách đa diện hơn. 

Con gái đã 25 tuổi, tình không, tiền không, tương lai thì mơ hồ, phải làm sao đây?

3. Vậy thì, phải làm sao để sống tích cực chủ động hơn? 

Tôi sẽ chia sẻ với bạn ba cách để cải thiện hiện trạng: chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối mặt với mọi chuyện một cách tích cực nhất; nuôi dưỡng thói quen tìm tòi học tập; quản lý sức lực và tinh thần một cách hợp lý. 

Nếu bạn vẫn thấy như thế là quá mơ hồ, tôi sẽ nói chi tiết hơn một chút: 

1) Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối mặt với mọi chuyện một cách tích cực nhất 

Đầu tiên, để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối mặt với mọi chuyện một cách tích cực nhất, bạn có thể bắt đầu đặt ra những mục tiêu nhỏ và hoàn thành chúng. Đôi khi các mục tiêu lớn sẽ có vẻ hơi viển vông, khó khăn, mệt mỏi và nhanh chóng khiến bạn bỏ cuộc. Tôi nghĩ bạn nên bắt đầu với những mục tiêu nhỏ hơn, ví dụ như thay vì cố bắt mình đọc hết một quyển sách trong vòng hai ngày, bạn có thể đặt mục tiêu đọc hai trang sách mỗi ngày thôi. 

Ngoài ra bạn cũng cần tập cho mình lối suy nghĩ tích cực. Hãy cố nghĩ về mặt tốt của mọi điều bạn gặp phải, lâu dần, điều này sẽ trở thành thói quen. 

2) Nuôi dưỡng thói quen tìm tòi học tập 

Sau khi rời xa nhà trường, việc học dần trở nên xa lạ với nhiều người, tự học trở thành điều gì đó rất khó khăn. 

Bạn có thể tham khảo bốn cách sau: Học theo chủ đề; tự thuật lại những gì mình đã học; tổng kết kiến thức và chia sẻ cho mọi người; vừa học vừa chơi bằng cách thực hành, tận hưởng niềm vui khám phá cái mới, không quan trọng lý thuyết bài bản hay kết quả học tập. 

3) Quản lý sức lực và tinh thần một cách hợp lý 

Việc sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ tùy theo nhu cầu của mỗi người, nhưng nhìn chung, bạn nên chú trọng chủ động nghỉ ngơi, chủ động vận động, cũng như cho phép mình "xả hơi" đầy đủ sau một thời gian học tập hoặc làm việc quá tập trung. 

Làm tốt được điều này sẽ giúp bạn giữ gìn sức khỏe, bền bỉ hơn, tiến xa hơn. 

Cuối cùng, tôi chỉ muốn gửi đến bạn một lời nhắn gửi: Mặc dù chúng ta không thể chiến thắng cả thế giới, nhưng chỉ cần kiên trì tiến lên, không nản chí, không từ bỏ, chúng ta sẽ luôn tiến nhanh hơn chúng ta của ngày hôm qua ít nhất là một bước. 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Giảm mỡ bụng tức thì với bài tập Tabata HIIT

Đọc nhiều nhất