Chuyện công sở: Phản ứng ra sao khi sếp gửi tin nhắn ngoài giờ làm?

Chuyện công sở: Phản ứng ra sao khi sếp gửi tin nhắn ngoài giờ làm?

2022-01-02 10:00
- Nhiều người không thể hoàn toàn "tắt máy" sau khi rời khỏi văn phòng làm việc vì yêu cầu từ cấp trên hay sự tiện ích của thiết bị công nghệ.

Hầu hết hợp đồng lao động đều có điều khoản quy định giờ làm việc từ 8h sáng đến 5h chiều (hoặc tương đương). Tuy nhiên, nhiều người vẫn đứng trước áp lực phải đáp ứng yêu cầu công việc mọi lúc, kể cả ngoài giờ hành chính.

Sự phát triển của điện thoại thông minh và công nghệ thông tin liên lạc đã giúp việc giao tiếp hiệu quả hơn, nhưng cũng làm mờ ranh giới giữa công việc và giải trí, khiến bạn dễ dàng nhượng bộ trước áp lực phải “bắt nhịp” công việc bất cứ lúc nào.

Hầu hết chúng ta đều nhận thức được rằng, việc nghỉ ngơi, tách khỏi công việc sẽ giúp phục hồi năng lượng và ngăn ngừa tình trạng kiệt sức cả về thể chất và tinh thần.

Ngày càng nhiều quốc gia và tổ chức cũng đang cố gắng để tạo ra sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống riêng cho nhân viên. Ở Pháp, nhân viên trong các doanh nghiệp lớn được cấp quyền hợp pháp để nghỉ phép.

Những nước khác như Ireland và Canada cũng đã thực hiện hoặc xem xét các động thái tương tự. Tại Singapore, đã có các sáng kiến mới nhằm thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống của người lao động.

Chuyện công sở: Phản ứng ra sao khi sếp gửi tin nhắn ngoài giờ làm?

Ranh giới giữa công việc và đời sống riêng tư

Nghiên cứu cho thấy, việc thiết lập ranh giới giữa công việc và cuộc sống của mỗi nhân viên là khác nhau. Điều này dựa trên cách họ nghĩ, đánh giá về mối quan hệ cá nhân với công việc.

Một số người lao động mong muốn xóa nhòa ranh giới giữa công việc và cuộc sống, sẵn sàng hơn trong việc chuyển đổi qua lại bất cứ lúc nào. Trong khi đó, một số khác lại hy vọng mọi thứ được tách biệt và tìm cách phân bổ thời gian để hai bên không ảnh hưởng đến nhau.

Hai phong cách làm việc nói trên càng trở nên rõ rệt hơn khi mọi người làm việc tại nhà vì đại dịch Covid-19. Nếu sắp xếp công việc linh hoạt thì mọi người có thể chọn các cách khác nhau để quản lý, cân bằng công việc và cuộc sống.

Đánh giá mức độ khẩn cấp của yêu cầu từ sếp

Nhận tin nhắn của sếp ngoài giờ làm việc là một điều khá quen thuộc với hầu hết mọi người. Trước đại dịch, khi sếp gửi tin nhắn hoặc email công việc sau giờ làm hoặc cuối tuần, nhiều người thấy cần phải sớm trả lời.

Chúng ta cho rằng, yêu cầu của sếp là khẩn cấp và việc không phản hồi chắc chắn sẽ làm giảm cảm tình của họ đối với mình. Chúng ta có thể bị coi là lười biếng, không đáng tin cậy; hay thậm chí là bất cẩn.

Đây là hiện tượng “thiên vị về mức độ khẩn cấp của email”. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự khác nhau giữa kỳ vọng của người gửi và người nhận về tốc độ phản hồi email.

Người nhận có xu hướng phóng đại kỳ vọng của người gửi về tốc độ phản hồi của họ. Nhiều người nghĩ rằng việc phản hồi nhanh hơn cho thấy họ đang thể hiện tốt và rút cục coi việc trao đổi công việc ngoài giờ trở nên căng thẳng hơn so với dự định của người gửi. Một nhiệm vụ vốn đơn giản cuối cùng lại gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe tâm lý người nhận.

Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống riêng với gia đình và làm gián đoạn thời gian quý báu để nghỉ ngơi và hồi phục.

Chuyện công sở: Phản ứng ra sao khi sếp gửi tin nhắn ngoài giờ làm?

Cùng tìm "tiếng nói chung"

Thay vì thay đổi cách thức làm việc của cả hai bên hoặc mong đợi một phía thay đổi, cả cấp trên và nhân viên cần có sự thống nhất về cách trao đổi công việc mà mình mong muốn.

Có thể đơn giản như việc cấp trên lưu ý rõ ràng về thời gian, hành động phản hồi; hoặc tranh thủ soạn email vào đêm khuya rồi cài đặt thời gian để gửi chúng đi vào giờ hành chính.

Ngoài ra, các nhà quản lý cũng có thể đưa ra những quy định cụ thể về vấn đề làm việc sau giờ hành chính. Người lao động làm trong môi trường đặc thù sẽ khó để quản lý thời gian, họ cần được thông báo về khả năng sẵn sàng làm việc sau giờ hành chính. Đồng thời, cân nhắc thương lượng kỳ vọng của họ về chế độ lương thưởng hoặc quản lý hiệu suất làm việc.

Các sáng kiến như vậy sẽ tạo cơ hội cho cả tổ chức và nhân viên cùng quản lý ranh giới mà không ảnh hưởng đến hiệu suất và kết quả công việc.

Dành cho nhau sự tôn trọng

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những kỳ vọng không rõ ràng về vai trò, áp lực thời gian và sự căng thẳng công việc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống riêng của nhân viên. Nhưng sự hỗ trợ của nhà quản lý cũng được chứng minh là có thể giúp làm giảm xung đột giữa công việc và gia đình.

Bằng cách cho nhân viên thấy rằng sức khỏe của họ rất quan trọng, các doanh nghiệp có thể để cho nhân viên tự điều chỉnh ranh giới công việc và duy trì cuộc sống riêng mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Điện thoại thông minh, đúng như tên gọi của nó, đã trở thành thiết bị đa năng. Theo đó, bạn có thể đồng bộ hóa công cụ làm việc với những tiện ích cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta không nên để việc tích hợp công việc và giải trí trên cùng một thiết bị ảnh hưởng đến cuộc sống riêng.

Một số người thường phàn nàn rằng, không có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống; mà chỉ có sự trộn lẫn, hoặc chỉ có làm việc và làm việc. Tuy nhiên, sẽ không tệ như vậy nếu có những ranh giới rõ ràng.

Theo Dân Trí

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 cách detox cực nhanh giúp bạn gái có được làn da trắng sứ, mềm mịn như nhung đón xuân về

Đọc nhiều nhất