10 cách giảm chi phí sinh hoạt và tích lũy tiền có giá trị lâu dài, bền vững mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống
Tin liên quan
Cho dù ngân sách của bạn có đang bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế khó khăn chung hay không thì việc tiết kiệm chưa bao giờ là thừa. Các biện pháp tiết kiệm, tích lũy tiền tốt nhất cần có giá trị lâu dài, hiệu quả và bền vững.
Dưới đây là những cách để bạn tiết kiệm và giảm chi phí sinh hoạt một cách đúng đắn, mang lại hiệu quả tốt trong dài hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống cho chúng ta.
1. Tái cấp tài chính cho căn nhà
Nếu bạn đang phải trả khoản vay mua nhà, hãy nghĩ tới việc tái cấp tài chính, trả hết khoản vay đó bằng một khoản vay khác có mức lãi suất thấp hơn.
Bạn có thể tìm kiếm ngân hàng khác sở hữu chính sách tốt hơn, hoặc nhờ cậy sự giúp đỡ từ người thân. Bất kể phương án nào giúp bạn giảm được lãi suất thì đều có lợi. Bạn sẽ tiết kiệm được tiền trong thời gian dài theo thỏa thuận tới khi trả hết khoản vay mua nhà ấy.
2. Chuyển nhà tới khu vực có mức sinh hoạt thấp hơn
Bạn hãy cân nhắc chuyển nhà đến một khu vực có chi phí sinh hoạt thấp hơn. Khi ấy giá thuê nhà giảm bớt, chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu cũng thấp hơn, bạn sẽ tiết kiệm được tiền một cách hiệu quả mà không phải tìm mọi cách để thắt chặt chi tiêu.
3. Đổi một căn hộ nhỏ hơn
Nếu bạn có ràng buộc với công việc hoặc các trách nhiệm khác mà không thể chuyển nhà, hãy nghĩ đến phương án đổi một căn hộ nhỏ hơn, có giá thuê rẻ hơn trong khu vực đang sinh sống.
Trường hợp đang vay thế chấp mua nhà nhưng cảm thấy khoản nợ ấy khiến bạn kiệt sức thì cũng có thể áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng việc bán nhà sẽ đi kèm với một số chi phí khác, chẳng hạn như phí dọn dẹp, sửa chữa để có một ngôi nhà sẵn sàng rao bán.
4. Bán ô tô
Khi bạn không thực sự cần một chiếc ô tô cho công việc và cuộc sống của mình, hoàn toàn có thể thay thế bằng phương thức di chuyển khác, hãy bán ô tô đi nếu muốn tiết kiệm tiền. Chi phí để duy trì một chiếc ô tô mỗi tháng không hề nhỏ, bán ô tô giúp bạn tích lũy được số tiền đáng kể về lâu về dài.
5. Thanh toán nợ sớm nhất có thể
Nợ nần luôn đi kèm với lãi suất, một khi số tiền nợ gốc chưa được trả hết thì bạn vẫn phải thanh toán tiền lãi phát sinh. Bằng việc giải quyết hết nợ nần, chúng ta sẽ tiết kiệm chi phí trả lãi trong thời gian dài sau này.
6. Hủy đăng ký các khoản thanh toán định kỳ không thực sự cần thiết
Bạn có đang trả tiền cho cho các dịch vụ hàng tháng như truyền hình cáp hay thẻ thành viên phòng tập thể dục, song lại không dùng đến chúng thường xuyên? Nếu có thì đó chính là sự lãng phí lớn.
Hãy hủy các dịch vụ tương tự ngay lập tức, từ giờ sau trở đi bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền mỗi tháng đấy.
7. Cố gắng giảm chi phí bảo hiểm
Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng khoản thanh toán cho các loại bảo hiểm là cố định không thể giảm bớt.
Trong cuộc sống, chúng ta cần đến khá nhiều loại bảo hiểm khác nhau như bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm mua nhà…
Bạn hoàn toàn có thể liên hệ với các công ty bảo hiểm để tìm ra gói bảo hiểm tiết kiệm nhất mà vẫn đáp ứng được mục đích của bạn. Ngoài ra khách hàng có thể trao đổi để biết mình có thuộc diện được ưu đãi chi phí hay không.
Thực hiện những việc làm đó một lần và bạn sẽ tiết kiệm được chi phí cho bảo hiểm về lâu về dài.
8. Trau dồi kiến thức quản lý tài chính
Khi có đủ sự hiểu biết về quản lý tài chính, bạn sẽ biết chi tiêu thông minh và gìn giữ hiệu quả số tiền mình vất vả kiếm được. Đồng thời bạn cũng sẽ biết cách đầu tư để khối tài sản tăng lên.
Những kiến thức quản lý tài chính ấy sẽ theo bạn đến hết cuộc đời, giúp tiết kiệm và làm giàu không chỉ trong hiện tại mà còn ở tương lai lâu dài.
9. Xây dựng thu nhập bổ sung
Luôn có rất nhiều cách để chúng ta kiếm thêm thu nhập bên cạnh công việc chính, từ việc cho thuê căn phòng trống trong nhà tới bán hàng trên mạng hoặc làm gia sư, dịch thuật…
Hãy sử dụng các kỹ năng, kiến thức mà bạn có để bắt đầu xây dựng ít nhất một nguồn thu nhập bổ sung. Điều đó không chỉ giúp chúng ta tăng số tiền tích lũy trong hiện tại, sớm trở nên giàu có ở tương lai mà còn phòng ngừa biến cố, rủi ro phát sinh. Khi sở hữu nhiều nguồn thu nhập, bạn sẽ an toàn hơn nếu chẳng may nguồn thu nhập chính bị đứt quãng.
10. Theo dõi chi tiêu
Kiểm kê chi tiêu là một hành động cần làm nếu muốn tiết kiệm nhưng lại thường bị bỏ qua. Việc theo dõi chi tiêu giúp bạn nhận ra các khoản chi của mình có thực sự cần thiết hay không. Cắt giảm những mua sắm không quan trọng, chi phí sinh hoạt của bạn sẽ hạ thấp.
Việc hình thành được thói quen này có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta tiết kiệm tiền, đồng thời trở thành một người tiêu dùng khôn ngoan.
Theo Nhip sống Việt
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất